Quy hoạch hạ tầng tại cửa ngõ Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh

2
886

ĐÔI NÉT VỀ HẠ TẦNG KHU ĐÔNG SÀI GÒN

Khu Đông bao gồm 3 quận chính là Quận 2, Thủ Đức và Quận 9. Trong đó Thủ Đức nằm về cửa ngõ khu Đông Bắc, Quận 2 và Quận 9 là cửa ngõ phía Đông và Đông Nam. Khu Đông Sài Gòn sở hữu những tuyến đường huyết mạch giúp kết nối với vùng.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng kết nối cửa ngõ Đông Bắc với Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên.

Xa Lộ Hạ Nội, cao tốc Long Thành Dầu Giây cửa ngõ khu Đông giúp giao thương kinh tế với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Trung.

Đại lộ Mai Chí Thọ kết nối với các tỉnh miền tây Nam Bộ

Khu Đông được thành phố đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng – phát triển kinh tế

Trong giai đoạn từ 2012 tầm nhìn tới 2020, khu Đông được rót vốn đầu tư với hơn 11 dự án lớn nhỏ để phát triển hạ tầng. Tổng kinh phí thực hiện lên đến 250.000 tỷ Đồng. Chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư của TP. HCM.

Hạ tầng khu Đông Sài Gòn

Một số dự án hạ tầng trọng điểm đã đi vào hoạt động như: Đại lộ Mai Chí Thọ, Hầm Thủ Thiêm, Xa Lộ Hà Nội, Đại lộ Phạm Văn Đồng. Hay mới đây là tuyến đường sắt Metro số 1, mở rộng xa lộ lên 100m,… đã giúp giá trị bất động sản tại khu Đông gia tăng không ngừng nghỉ.

Thủ Đức – cửa ngõ khu Đông Bắc với tiềm năng hạ tầng phát triển

Quận Thủ Đức hiện nay có tổng diện tích gần 58 km2. Dân số ước tính 250 ngàn người, bao gồm 12 phường. Thủ Đức sở hữu 4 tuyến đường huyết mạch giúp kết nối vùng thuận tiện là: Quốc Lộ 13, Quốc lộ 1A, Vành Đai 2 và mới đây là Đại lộ Phạm Văn Đồng. Quận cũng được ưu đãi về thiên nhiên khi được bao bọc bởi 2 con sông lớn là Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai giúp môi trường sống tại đây rất thông thoáng và mát mẻ.

Đại lộ phạm văn đồng Thủ Đức

Đại lộ Phạm Văn Đồng – tuyến đường huyết mạch cửa ngõ Đông Bắc

TRIỂN VỌNG VỀ HẠ TẦNG KHU ĐÔNG BẮC THÀNH PHỐ

2 Phường chịu ảnh hưởng nhiều nhất về quy hoạch hạ tầng là phường Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước. Tổng diện tích quy hoạch hơn 42 hecta với mật động xây dựng khoảng 40%, 60% còn lại là mảng xanh, giao thông đi lại…

Các trục đường chính tại 2 phường là Quốc lộ 1A với quy hoạch 120m, Quốc lộ 13 lộ giới 60m và Đại lộ Phạm Văn Đồng.

ngoài ra cửa ngõ Đông Bắc còn sở hữu 2 tuyến đường sông và đường sắt.

Ban do quan thu duc

1. Đề án mở rộng cầu bình triệu 2 và các các tuyến đường liên kết với cầu Bình Triệu

Nâng cấp cầu bình triệuTới thời điểm hiện tại dự án mới triển khai được việc mở rộng và xây thêm cầu Bình Triệu 2. Đến nay dự án được chia làm 5 gói nhỏ để thực hiện bao gồm:

  • Gói 1: Nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu tới ngã 4 Bình Phước từ 20m lên lộ giới 60m.
  • Gói 2: Sửa chữa nâng cấp cầu bình triệu cũ (Đang được triển khai)
  • Gói 3: Nâng cấp mở rộng các tuyến đường quanh bến xe Miền Đông: Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí…
  • Gói 4: Xây dựng nút giao thông ngã 5 đài liệu sĩ, mở rộng đường nguyễn xí thành 2 chiều từ cầu đỏ tới ngã 5.
  • Gói 5: mở rộng đường Ung Văn Khiêm từ ngã 5 tới Nguyễn Hữu Cảnh

2. Di rời bến xe Miền Đông trong năm 2018

Di rời bến xe miền Đông

Theo chỉ đạo của UBND Thành Phố, trước ngày 30/01/2018 phải đưa bến xe miền đông mới vào hoạt động.

Song song với đó là di rời bến xe Miền Đông cũ với 3 giai đoạn. Cuối 2018 sẽ chính thức di rời xong bến xe Miền Đông, trả lại quỹ đất cho thành phố.

3. Tuyến đường Phạm Văn Đồng và Vành Đai 2

Đại lộ Phạm Văn Đồng có tổng chiều dài 12km, từ ngã 5 Nguyễn Thái Sơn tới cầu vượt Linh Xuân Quận Thủ Đức. Đại lộ Phạm Văn Đồng giúp kết nối TP. HCM với các tỉnh miền Đông.

Nối vành đai 2Vành Đai 2 phải được khép kín trước 2020. Với đoạn thuộc địa phận quận Thủ Đức kết nối Phạm Văn Đồng và Quốc Lộ 1A, bao gồm:

  • Đoạn từ Phạm Văn Đồng tới ngã 4 Gò Dưa
  • Tổng vốn đầu tư lên tới 1.134 tỷ Đồng với chiều dài 2.75, rộng 67m vói 12 làn xe

4. Tuyến Buýt đường sông, kết nối từ Thủ Đức tới trung tâm Quận 1

Tuyến Buýt đường sông hiện đã khai trương và đi vào hoạt động. Điểm đầu của tuyến là Bến Bạch Đằng, đi dọc sông sài gòn kết nối với Quận 2, Bình Thạnh. Điểm cuối của tuyến là Bến Bình Quới Thanh Đa.

Tuyen buyt duong song SaigonMở thêm tuyến đường sông từ Thanh Đa tới Linh Trung Thủ Đức với tổng chiều dài 2 tuyến khoảng 21.2 km, tổng vốn đầu tư 125 tỷ đồng. Thời gian di chuyển khoảng 30 phút với giá vé 15 ngàn/lượt.

5. Di rời ga Sài Gòn về Ga Bình Triệu

Di rời ga saigon về bình triệu

Hiện nay Ga Sài Gòn đang nằm trong khu vực trung tâm thành phố. Gây ách tắc giao thông rất nhiều mặc dù đây không phải tuyến di chuyển chính. Việc di rời ga Sài Gòn về Ga Bình Triệu không chỉ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và còn tăng tính liên kết giao thông với các tuyến huyết mạch của khu Đông Bắc.

6. Phát triển tuyến đường sắt Metro 3B

Tuyến đường sắt Metro 3B đã nằm trong quy hoạch của Thành phố với điểm đầu từ Ngã 6 cộng hòa, đi dọc quốc lộ 13 và kết thúc tại Hiệp Bình Phước.

Thông tin chi tiết tuyến Metro 3B

Với những lợi thế về hạ tầng như vậy chắc chắc giá trị bất động sản tại cửa ngõ Đông Bắc sẽ gia tăng nhanh chóng.

Tham khảo dự án: Căn hộ Saigon Riverside City Thủ Đức

Căn hộ Saigon Riverside City “Dự án duy nhất trên Quốc Lộ 13”

Nguồn: Dangxuanbao.com